1. Tìm một số biện pháp ít gây tốn kém chi phí nhằm làm tăng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, sau đó hãy thử tăng giá bán. Thông thường, cả doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp đều tăng.
4. Đem đến cho khách hàng một phần thưởng bất ngờ sau mỗi giao dịch mua bán. Điều này sẽ giúp tránh được trường hợp khách hàng lưỡng lự, chờ cho đến giờ chót hoặc thay đổi ý định mua hàng.
5. In mẫu quảng cáo nhỏ hay nhất của doanh nghiệp vào một bưu thiếp và gửi nó cho các khách hàng tiềm năng ở thị trường mục tiêu. Bưu thiếp thường không quá đắt tiền và dễ sử dụng. Những khách hàng vốn không quan tâm đến các loại hình quảng cáo khác sẽ có khuynh hướng đọc những mẫu quảng cáo thu nhỏ như vậy...
6. Nếu các khách hàng tiềm năng đặt nhiều câu hỏi với doanh nghiệp thì điều đó có nghĩa là họ đang có ý định mua hàng thật sự. Hãy nắm bắt cơ hội này, không nên chỉ trả lời câu hỏi của họ theo kiểu "hỏi gì đáp nấy", mà nên tranh thủ cho họ biết lý do tại sao nên mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
8. Trong các trang web của doanh nghiệp, nên đặt ra những câu tiêu đề chứa đựng nhiều lợi ích mà khách hàng sẽ có được. Điều này sẽ lôi kéo họ tìm hiểu những nội dung còn lại của trang web.
9. Thử nghiệm lại những phương thức tiếp thị đã sử dụng. Phân bổ 80% ngân sách tiếp thị cho các loại hình tiếp thị đã đem lại hiệu quả cao và chỉ sử dụng 20% ngân sách còn lại cho các loại hình tiếp thị mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp đi theo mô hình này đều liên tục tăng trưởng, ngay cả khi thị trường đang cạnh tranh ráo riết.
10. Nhanh chóng xử lý các lời than phiền của khách hàng với thái độ tích cực. Phải đặt quan hệ khách hàng lên trên lợi ích trước mắt của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ mua hàng thường xuyên của doanh nghiệp và họ chính là những tác nhân quan trọng giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng mới.
No comments
Post a Comment